Trong kinh doanh, việc chào hàng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu thực hiện thành công quá trình chào hàng thì sản phẩm sẽ được khách hàng biết đến nhiều hơn và công việc kinh doanh cũng sẽ diễn ra trôi chảy hơn…
Nội dung bài viết
ToggleMuôn mặt “chào hàng” … những câu chuyện lý thú.
Trong kinh doanh, việc chào hàng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu thực hiện thành công quá trình chào hàng thì sản phẩm sẽ được khách hàng biết đến nhiều hơn và công việc kinh doanh cũng sẽ diễn ra trôi chảy hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chào hàng cũng có nhiều câu chuyện lý thú và đôi khi đó lại là hoạt động marketing hiệu quả.
Người bán hàng khôn ngoan
Do bị tình nghi là phạm tội nên một nhân viên bán hàng của hãng Formex của Pháp bị giải đến cơ quan cảnh sát để thẩm vấn. Sau nửa tiếng, 3 nhân viên cảnh sát từ trong phòng thẩm vấn đi ra. Cục trưởng cảnh sát hất hàm hỏi: “Thế nào? Đã hỏi được gì chưa?”. Nhân viên cảnh sát nói: “Không được, chúng tôi chưa hỏi được điều gì cả, nhưng hắn đã tiêu thụ cho hãng của hắn 2 tủ lạnh và 4 chiếc quạt”. Thì ra trong thời gian bị thẩm vấn, nhân viên bán hàng kia cố tình “chây lỳ” và nói “ra rả” về những sản phẩm của Formex khiến các viên cảnh sát cũng khó chịu đến nỗi phải chấp nhận mua sản phẩm của hãng để nhân viên bán hàng đó chịu hợp tác một chút.
Tham khảo
Giám đốc khách sạn Sheraton tại Nhật Bản đang buồn vì làm ăn không được tốt. Một hôm, ông đến hiệu sách để mua sách thì thấy trên tường hiệu sách có dán biểu ngữ: “Tìm bạn đọc cho sách hay, tìm sách hay cho bạn đọc”. Mắt ông sáng lên và lập tức chạy về nhà, nhờ người ta viết một biểu ngữ dán lên trên bức tường chính diện của khách sạn. Ngày hôm sau, trước cửa khách sạn có rất nhiều người xúm lại chỉ trỏ, thì ra biểu ngữ viết: “Tìm người nghiện cho rượu ngon, tìm rượu ngon cho người nghiện”.
Nhờ tấm biểu ngữ độc đáo đó mà khách sạn Sheraton đã trở nên nổi tiếng hơn, khách hàng vì tò mò nên đã đến khách sạn nhiều hơn và hiển nhiên doanh thu khách sạn cũng tăng theo.
Giả làm người ngốc:
Một khách hàng hỏi chủ cửa hàng tạp phẩm Betamy, London, Anh rằng: “Thưa ngài, trên quảng cáo ở tủ kính của ngài viết sai chữ cái, hơn nữa, ngữ pháp không thông, chẳng nhẽ ngài lại không chú ý?”. Chủ cửa hàng nói: “Chẳng cần quý khách nói, viết thế này để người ta tưởng tôi là thằng ngốc nên đến đây để mua hàng cho rẻ! Cảm ơn quảng cáo làm cho kinh doanh của tôi ngày càng phát đạt”.
Quả thật, rất nhiều khác vì chú ý đến tấm quảng cáo hơi “ngốc nghếch” đó nên đã thường xuyên ghé thăm cửa hàng Betamy và đương nhiên khi vào cửa hàng thì họ không thể không mua một món đồ gì đó.
Chiến tranh tâm lý
Trước cửa hàng Katara, Tokyo, Nhật Bản, chuyên bán đồ dùng cho phụ nữ có một đống hàng hoá để bừa bãi, nữ khách hàng lật đi lật lại như đang tìm hàng gì cần thiết cho mình. Có người hỏi chủ cửa hàng: “Tại sao không sắp xếp hàng hoá cho ngay ngắn?”. Chủ cửa hàng trả lời: “Bà tưởng tôi điên sao? Nếu tôi sắp xếp hàng hoá trong cửa hàng thật ngăn nắp thì họ sẽ không hứng thú về số hàng hoá đó nữa”.
Thì ra chủ cửa hàng đã đánh đúng tâm lý của phụ nữ khi đi mua hàng là muốn tìm kiếm thật kỹ những món hàng trong số vô vàn món hàng. Chính sự thích thú đó mà nhiều nữ khách hàng luôn thường xuyên ghé thăm cửa hàng Takara.